Cách Làm Gốm Sứ Thủ Công Tại Việt Nam

Cách Làm Gốm Sứ Thủ Công Tại Việt Nam

Khám phá cách làm gốm sứ thủ công, là tìm hiểu về quy trình làm gốm sứ cũng như tìm hiểu về câu chuyện văn hóa của Việt Nam. Một quy trình vô cùng công phu và kỳ công để tạo ra một tác phẩm gốm sứ, một tác phẩm nghệ thuật trong đời sống hằng ngày của người Việt. Gốm sứ thủ công là một trong những nghề truyền thống lâu đời tại Việt Nam, chứa đựng sự khéo léo, tâm huyết và tinh thần văn hóa độc đáo. Xưởng Gốm Sứ Lạc Hồng – thuộc công ty Không Gian Gốm Bát Tràng – tự hào là một trong những đơn vị không chỉ sản xuất mà còn bảo tồn, phát triển các giá trị của nghề làm gốm sứ thủ công truyền thống.

Hãy cùng chúng tôi khám phá cách làm gốm sứ thủ công, tìm hiểu quy trình sản xuất và những ưu điểm nổi bật của phương pháp này.

Cách làm gốm sứ thủ công tại xưởng Gốm Sứ Lạc Hồng

Làm gốm sứ thủ công là một quá trình tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên nhẫn và sáng tạo. Để cho ra các sản phẩm gốm sứ chất lượng, tỉ mỉ, bền bỉ, đạt chuẩn, người thợ gốm cần phải thực hiện rất nhiều công đoạn trình này bao gồm nhiều công đoạn phức tạp. Tại Xưởng gốm sứ Lạc Hồng, quy trình sản xuất ra một sản phẩm gốm sứ gồm các bước sau:

1. Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu chính để làm gốm sứ thủ công là đất sét cao lanh chất lượng cao. Tại xưởng Gốm Sứ Lạc Hồng, chúng tôi chọn lọc kỹ lưỡng nguyên liệu đất sét này từ các nguồn đất tốt nhất, đảm bảo độ dẻo, mịn và không chứa tạp chất.

Đất sét sau khi được lấy về sẽ được nhào nặn, ngâm nước, và lọc qua nhiều lần để loại bỏ các tạp chất, đảm bảo độ mịn và dẻo. Tùy vào đặc tính của mỗi loại đất mà thời gian và kỹ thuật xử lý, pha chế sẽ khác nhau. Đầu tiên là loại bỏ bớt tạp chất, ngâm đất cho chín, đảo kỹ, vun thành đống, dẫm đất cho nát, rồi ấp lại thành quả đất và cuối cùng là thái quả đất nhiều lần bằng công cụ kéo cắt đất chuyên dụng (gọi là củi nể) cho cối đất thật mịn dẻo là được. Sau khi đất được làm sạch, tùy theo yêu cầu của từng loại gốm mà người ta có thể pha chế thêm cao lanh ít nhiều hoặc loại bớt cát, thêm cát trong đất sét. 

2. Tạo hình sản phẩm

Tạo hình là bước quan trọng nhất trong quá trình làm gốm sứ thủ công.

  • Nặn tay: Với những sản phẩm độc đáo, người thợ dùng tay để nhào nặn trực tiếp trên bàn xoay.
  • Dùng khuôn: Đối với sản phẩm đòi hỏi sự đồng nhất, khuôn thủ công bằng thạch cao sẽ được sử dụng, nhưng mỗi chi tiết đều được hoàn thiện bằng tay để giữ nét đặc trưng.
  • Ngoài ra, người ta còn dùng phương pháp đổ rót, tức là đổ hồ thừa hay hồ đầy để tạo dáng sản phẩm.

cách làm gốm sứ thủ công

3. Hong khô

Sau khi tạo hình, sản phẩm được phơi khô tự nhiên trong môi trường thoáng gió để tránh nứt vỡ khi nung. Cốt gốm được phơi sấy bằng cách hong trên giá trong nhà thoáng gió hay dùng lò sấy. 

cách làm gốm sứ thủ công

4. Trang trí và tráng men

Trang trí: Vào thế kỷ XIV - XV, kỹ thuật trang trí chỉ dừng lại ở khắc chìm, tô men nâu theo kỹ thuật gốm hoa nâu thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XVI - XVIII, kỹ thuật trang trí chạm đắp nổi kết hợp với vẽ lam hình rồng, phượng xen kẽ mây cụm, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thủy,... Thợ gốm dùng bút lông vẽ trực tiếp lên sản phẩm cùng nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu... để khi nung men chảy tỏa xuống tạo lên những đường nét màu sắc tự nhiên, hài hòa. Hiện nay, ngoài kỹ thuật trang trí truyền thống, ở Bát Tràng còn xuất hiện kỹ thuật hấp hoa, trang trí hình in sẵn trên giấy, dễ làm, nhanh nhưng không có tính sáng tạo và nghệ thuật.

Tráng men: Lớp men tự nhiên được pha chế từ khoáng chất thiên nhiên, tạo độ bóng và bền cho sản phẩm như tro, đá vôi, hoặc khoáng chất. Mỗi loại men mang đến màu sắc và độ bóng khác nhau. Kỹ thuật tráng men gốm ở Bát Tràng có nhiều hình thức. Thông dụng nhất là hình thức tráng men ngoài sản phẩm, gọi là kìm men. Khó hơn cả là các hình thức quay men và đúc men. Quay men là tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc. Còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm.

5. Nung gốm

Thường thì các sản phẩm gốm sứ sẽ được nung trong lò củi hoặc lò gas ở nhiệt độ cao (khoảng 1.200 – 1.300 độ C). Tại xưởng Lạc Hồng, chúng tôi nung sản phẩm trong lò nung điện và gas, kết hợp với việc tạo hình, trang trí và tráng men bằng tay. Điều này vừa giúp cho sản phẩm của chúng tôi đạt được hiệu quả và hiệu suất cao nhất. Vừa bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm nhiên liệu cũng như cho ra những sản phẩm có chất lượng đồng đều nhất.

cách làm gốm sứ thủ công

Khó khăn trong nghệ thuật làm gốm sứ thủ công

Đòi hỏi sự kiên nhẫn và khéo léo

Làm gốm sứ thủ công không chỉ là một nghề, mà còn là một nghệ thuật. Mỗi công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ năng cao của người thợ. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể làm hỏng cả sản phẩm.

Thời gian và công sức

So với sản xuất công nghiệp, làm gốm sứ thủ công mất nhiều thời gian và công sức hơn, từ khâu xử lý đất, nặn gốm đến nung và hoàn thiện,... hầu như công đoạn nào cũng cần nhân lực.

Tính độc bản

Vì được làm thủ công, mỗi sản phẩm đều mang tính độc bản, không sản phẩm nào giống với sản phẩm . Điều này vừa là điểm mạnh, vừa là thách thức khi cần đáp ứng số lượng lớn mà vẫn đảm bảo chất lượng.

cách làm gốm sứ thủ công

So sánh giữa cách làm gốm sứ thủ công và công nghiệp

 

Thủ công

Công nghiệp

Đặc trưng sản phẩm

Độc bản, tinh xảo, mang giá trị nghệ thuật cao

Đồng nhất, sản xuất số lượng lớn

Thời gian sản xuất

Chậm, yêu cầu sự tỉ mỉ

Nhanh, quy trình tự động hóa

Chi phí

Cao hơn vì cần kỹ năng, tay nghề của người thợ và tiêu tốn nhiều thời gian

Thấp hơn nhờ quy trình sản xuất hàng loạt

Tác động văn hóa

Bảo tồn giá trị truyền thống, lưu giữ văn hóa dân tộc

Tập trung vào tính tiện ích và hiệu quả kinh tế

Ưu điểm và lợi ích của cách làm gốm sứ thủ công

Tạo giá trị nghệ thuật độc đáo

Mỗi sản phẩm gốm sứ thủ công đều là một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng tâm huyết và sự sáng tạo của người thợ.

Bảo tồn văn hóa truyền thống

Phương pháp làm gốm sứ thủ công góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử đặc trưng của Việt Nam.

cách làm gốm sứ thủ công

Thân thiện với môi trường

Làm gốm sứ thủ công sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, không gây ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Sản phẩm bền đẹp, chất lượng cao

Nhờ quy trình sản xuất kỹ lưỡng, sản phẩm gốm sứ thủ công thường có độ bền cao, men sáng bóng, hoa văn sắc nét.

Xưởng Gốm Sứ Lạc Hồng - Nơi hội tụ tinh hoa gốm Việt

Tọa lạc tại làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), xưởng Gốm Sứ Lạc Hồng tự hào là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực sản xuất gốm sứ thủ công cao cấp. Với đội ngũ nghệ nhân lành nghề, chúng tôi luôn mang đến những sản phẩm chất lượng nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

Các dòng sản phẩm nổi bật tại xưởng Lạc Hồng

  • Bộ ấm chén cao cấp: Phù hợp làm quà tặng sang trọng.
  • Bình hoa nghệ thuật: Điểm nhấn cho không gian sống và làm việc.
  • Đồ thờ cúng: Gìn giữ giá trị tâm linh truyền thống.
  • Vật dụng gia đình: Bát, đĩa, ấm, chén với thiết kế độc đáo.

cách làm gốm sứ thủ công

Phương pháp làm gốm sứ thủ công không chỉ tạo ra những sản phẩm tuyệt đẹp mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. Xưởng Gốm Sứ Lạc Hồng cam kết tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị này, mang đến cho khách hàng những sản phẩm độc đáo và ý nghĩa nhất.

Nếu bạn đang tìm kiếm những món quà tặng sang trọng hoặc sản phẩm gốm sứ tinh xảo, hãy ghé thăm Không Gian Gốm Bát Tràng để trải nghiệm tinh hoa gốm Việt