Cách Nung Gốm Sứ Đạt Tiêu Chuẩn - Yếu Tố Quyết Định Chất Lượng

Cách Nung Gốm Sứ Đạt Tiêu Chuẩn - Yếu Tố Quyết Định Chất Lượng

Cách nung gốm sứ đạt tiêu chuẩn sẽ là yếu tố quyết định cho ra một sản phẩm gốm sứ chất lượng. Trong quy trình sản xuất gốm sứ, nung gốm là bước cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm. Công đoạn nung gốm đóng vai trò quan trọng trong việc cho ra một sản phẩm gốm hoàn chỉnh. Quy trình nung gốm sứ đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng các yếu tố như nhiệt độ, thời gian và các loại lò nung. Việc nắm rõ các yếu tố này sẽ giúp sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các yếu tố cần lưu ý khi nung, cách phân biệt các loại lò nung và những mẹo hữu ích để gốm sứ có thể đạt được độ bền và màu sắc hoàn hảo.

Các Yếu Tố Cần Chú Ý Khi Nung Gốm

Nhiệt độ là yếu tố quyết định trong quá trình nung gốm sứ. Từng loại gốm sứ đòi hỏi nhiệt độ nung khác nhau để đảm bảo sản phẩm đạt độ cứng và thành phẩm khác nhau. Gốm thường yêu cầu nhiệt độ từ 900 - 1100°C, trong khi sứ cần phải nung ở nhiệt độ cao hơn, từ 1200 - 1400°C. Các sản phẩm gốm sứ có tráng men đòi hỏi nhiệt độ nung phải đồng nhất để lớp men có thể bám chặt vào bề mặt sản phẩm và cho ra màu men đúng với mong muốn của người thợ gốm. Việc duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình nung là điều cực kỳ quan trọng. Nếu nhiệt độ quá cao, sản phẩm có thể bị nứt, co ngót hoặc biến dạng. Ngược lại, nếu nhiệt độ quá thấp, sản phẩm sẽ không đạt được độ bền và độ kết dính cần thiết.

Thời gian nung cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng mà người thợ nung cần phải chú ý. Thời gian nung phụ thuộc vào từng loại gốm, nhiệt độ và cấu trúc của sản phẩm. Quá trình nung lần 1 để sản phẩm gốm khô ráo rồi tiến hàng vẽ trang trí, tráng men thường kéo dài từ 8 đến 12 giờ. Quá trình nung hoàn thiện có thể mất từ 10 đến 14 giờ, tùy thuộc vào độ phức tạp của men và kích thước sản phẩm. Thời gian nung quá ngắn sẽ khiến sản phẩm chưa đủ độ cứng, màu men không đạt chuẩn. Ngược lại, nếu nung quá lâu, lớp men có thể bị cháy hoặc đổi màu, bị nứt,...

Phân Biệt Giữa Lò Gas, Lò Củi Và Lò Điện

Từng loại lò nung đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Mỗi loại lò có những đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật riêng.

Lò củi là loại lò nung truyền thống và thông dụng từ thời xưa đến nay. Đây là một trong những loại lò nung lâu đời tại nước ta. Lò nung bằng củi có hình trụ được làm từ bê tông hoặc đất sét, có cấu tạo gồm tầng đốt đẩy, tầng đốt củi, khu vực nung và khu vực làm mát. Nhiệt tỏa ra từ việc đốt củi dẫn đến khu vực nung để nung gốm.

cách nung gốm sứ

Lò gas ra đời vào khoảng năm 2006. Lò gas ra đời với bước cải tiến mới hơn lò củi là ít ô nhiễm môi trường hơn, không tạo ra tro và khói, rất ít bụi. Thời gian nung sản phẩm bằng gas nhanh hơn khi nung bằng than hay bằng củi. Lò gas có cấu tạo gồm hai thành phần: phần lò và phần đốt. Phần lò chứa sản phẩm gốm sứ sắp nung còn phần đốt sẽ chứa bình gas và bộ đánh lửa để tạo ra nhiệt đốt gas.

cách nung gốm sứ

Lò điện là loại lò nung tiên tiến nhất, người thợ gốm kiểm soát quá trình nung bằng máy tính một cách dễ dàng. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất gốm sứ đều sử dụng loại lò nung này. Lò nung điện sử dụng bức xạ nhiệt nên tương đối sạch sẽ, không tạo tro, không thải khói, không có bụi. Cũng chính vì vậy mà hiện nay, nhiều xưởng gốm sứ cũng đã đưa lò điện vào sử dụng.

cách nung gốm sứ

Mẹo Đạt Độ Bền Và Màu Sắc Hoàn Hảo Sau Khi Nung

Để sản phẩm gốm sứ đạt tiêu chuẩn về độ bền và màu sắc, người thợ cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nung. Nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, sử dụng đất sét chất lượng cao và dòng men phù hợp với sản phẩm. Trước khi đưa vào lò, sản phẩm cần được hong cho khô ráo, để tránh hiện tượng nứt vỡ do hơi nước trong quá trình nung. Việc xếp sản phẩm trong lò cũng cần được thực hiện cẩn thận, đảm bảo các sản phẩm cách đều nhau để nhiệt lượng được phân bố đồng đều.

Kiểm soát nhiệt độ chính xác là yếu tố quan trọng giúp sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Nhiệt độ cần được tăng từ từ qua từng giai đoạn để sản phẩm thích nghi dần và tránh hiện tượng nứt vỡ. Trong quá trình nung, cần duy trì nhiệt độ ổn định ở mức cần thiết để đảm bảo men và đất đạt độ kết dính. 

Quá trình làm nguội cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Sau khi nung, nhiệt độ trong lò cần được hạ dần một cách từ từ để tránh hiện tượng sốc nhiệt, gây nứt sản phẩm. Chỉ nên mở lò khi nhiệt độ đã giảm xuống mức an toàn, thường là dưới 100°C. Điều này giúp bảo vệ sản phẩm và đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.

Ngoài ra, việc thử nghiệm và điều chỉnh quy trình cũng rất cần thiết. Trước khi nung một số lượng lớn, người thợ nên thử nghiệm với một vài sản phẩm để kiểm tra kết quả. Từ đó, có thể điều chỉnh thời gian và nhiệt độ phù hợp để tối ưu hóa chất lượng.

Quy trình nung gốm sứ là một nghệ thuật đòi hỏi sự chính xác và kinh nghiệm. Bằng cách chú ý đến các yếu tố quan trọng và áp dụng những mẹo hữu ích, người thợ có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những tác phẩm gốm sứ tuyệt đẹp, mang lại giá trị cả về mặt sử dụng lẫn thẩm mỹ.

cách nung gốm sứ

Xem thêm:

Sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam
Cách Làm Gốm Sứ Thủ Công Tại Việt Nam