Gốm sứ đắp nổi họa tiết

Gốm sứ đắp nổi họa tiết

Gốm sứ đắp nổi họa tiết là họa tiết khó thực hiện nhất. Đắp nổi họa tiết đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và tay nghề của người nghệ nhân phải rất cao. Nguyên do là vì đắp nổi họa tiết là bước thứ 4 trong quy trình 5 bước làm gốm nên lúc này gốm đã có độ ngót, khá khô cứng nên dễ gãy, vỡ.

Nghệ thuật đắp nổi họa tiết trên gốm sứ có nguồn gốc lâu đời. Bắt nguồn vào thời kỳ Đông Sơn (1000-200 TCN), lúc này, người Việt Nam đã phát triển kỹ thuật sản xuất gốm và trang trí gốm bằng cách sử dụng hình dạng và hoa văn đắp nổi. Bằng chứng là người ta đã tìm thấy các họa tiết đắp nổi trên gốm sứ tráng men trong các tàn tích gốm ở các khu vực như Bắc Ninh, Thanh Hóa, Ninh Bình.

gom-su-dap-noi-hoa-tiet

Nghệ thuật đắp nổi trên gốm sứ được phát triển tiếp trong thời kỳ Trần và Lê (thế kỷ 13-18) với sự phổ biến của gốm sứ Lạng Sơn, Bát Tràng và Chu Đậu.

Đặc biệt thời kỳ này đã có sự xuất hiện của sản phẩm gốm hoa lam, gốm chạm đầy tinh tế. Kỹ thuật nung gốm thời kỳ này đã phát triển hơn với việc sử dụng các lò nung cỡ lớn điều chỉnh được nhiệt lượng.

Đắp nổi họa tiết là gì?

Họa tiết đắp nổi được tạo ra bằng cách đắp các mảng gốm mềm lên bề mặt gốm trước khi nung. Khi nung, phần gốm mềm sẽ cứng lại và bám chặt lên đồ gốm.

Họa tiết đắp nổi có thể được tạo ra bằng cách sử dụng các khuôn đúc, khuôn ép hoặc thủ công tạo hình trực tiếp. Các họa tiết đắp nổi có thể bao gồm các hoa văn truyền thống, hình ảnh động vật, cây cối, kiểu chữ, hoặc các mẫu trừu tượng. Kỹ thuật đắp nổi tạo ra sự phong phú và chất lượng cho các sản phẩm gốm. 

Quy trình đắp nổi họa tiết trên gốm sứ

Bước 1. Chuẩn bị nguyên liệu

Đất sét cao lanh đã được nhào kỹ mịn màng;

Hồ dán (đất sét pha loãng hơn);

Khuôn đúc thạch cao;

Bộ dụng cụ cắt tỉa.

Bước 2: Dựng sườn

Người nghệ nhân sẽ lên ý tưởng họa tiết, mẫu mã trước. Sau đó vẽ phác thảo ý tưởng lên trên sản phẩm để thuận lợi cho việc đắp hoạ tiết, bố cục sản phẩm hài hòa, hợp lý. Đây là bước ban đầu khá quan trọng. Việc này đòi hỏi sự khéo léo và tập trung của người nghệ nhân để đảm bảo họa tiết có hình dạng chính xác.

Bước 3: Tạo hình    

Đây là khâu quyết định họa tiết có đẹp, sống động hay không.

Có 2 kỹ thuật tạo hình thường dùng:

a) Tạo hình bằng khuôn (áp dụng kỹ thuật đắp nổi 2D)
(Dùng để tạo hình các họa tiết đơn giản).
  • Đầu tiên người nghệ nhân sẽ cắt gọt chỉn chu, tỉ mỉ các họa tiết cần đắp nổi. Sau đó đặt vào một cái khay có đáy phẳng. 
  • Tiếp theo là đổ thạch cao lỏng vào khung. Chờ thạch cao hút hết nước, làm khô sau đó tách họa tiết ra khỏi thạch cao.
  • Cuối cùng, dán họa tiết vào vị trí cần phác họa. Để tăng độ bám dính, bề mặt của họa tiết cần chà nhám nhẹ trước khi bôi hồ.
b) Tạo hình bằng kỹ thuật đắp nổi 3D
(Dùng để khắc nổi các hình ảnh phức tạp).
  • Người nghệ nhân tiến hành cắt tỉa chỉn chu họa tiết. Sau đó đắp khối lên vị trí cần phác họa.
  • Sau đó dùng dụng cụ cắt tỉa để tỉa bớt các khối đất thừa để tạo hình họa tiết.

Bước 4:  Hoàn thiện

Các nghệ nhân làm sạch họa tiết trên gốm bằng chổi và cọ mềm. Sau đó nung sơ qua. Cuối cùng là vẽ màu và tráng men.

Xem thêm: Đồ thờ gốm sứ Bát Tràng - Mang lại không gian tâm linh trang nghiêm

gom-su-dap-noi-hoa-tiet

Một số sản phẩm

  • Lộc bình phong thủy Bát Tràng

Lộc bình (hay lục bình) phong thủy tượng trưng cho những điều tốt lành, hạnh phúc.

Lộc bình không chỉ mang đến may mắn, phát tài phát lộc, mạnh khỏe, ấm no mà còn tượng trưng cho sự phát triển vững mạnh trong kinh doanh. 

Những hoa văn trên lộc bình thường là hình Công Đào, chữ Phúc Đức,... thể hiện sự quyền quý, thanh cao, phồn vinh, hưng thịnh.

g

  • Đĩa trưng bày men Hoàng Thổ hoa Mẫu Đơn đắp nổi

Giúp gia chủ được quý nhân phù trợ, luôn gặp may mắn trong công việc, cuộc sống. Là tiểu bình phong được nhiều người lựa chọn để trang trí không gian sống hoặc làm quà tặng trong các dịp Tân gia, Lễ tết,… Đĩa trưng bày men Hoàng Thổ hoa Mẫu Đơn với họa tiết hoa Mẫu Đơn tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái, mang đến may mắn, tài lộc và thành công cho gia chủ. Như lời cầu mong cho một cuộc sống sung túc, an khang.

gom-su-dap-noi-hoa-tiet

  • Mai bình đắp nổi

Mai bình là sản phẩm gốm sứ chất lượng từ cốt gốm đến nước men và các họa tiết trang trí. Điểm nổi bật của lọ hoa là sự kết hợp khéo léo giữa hai màu lam và vàng. Màu men sáng bóng, các chi tiết đắp nổi và những đường vẽ vàng trên bề mặt các họa tiết hoa lá giúp sản phẩm đặc biệt sang trọng. Lọ hoa có thể được sử dụng để trưng bày, cắm hoa hay làm quà tặng đều rất ý nghĩa. Thích hợp trưng bày trong không gian mang phong cách hiện đại trẻ trung.

gốm sứ đắp nổi họa tiết

  • Bộ ấm chén trà tử sa họa tiết đắp nổi

Bộ ấm chén trà tử sa với kỹ thuật đắp nổi vô cùng tinh xảo. Họa tiết được cắt tỉa chỉn chu, mang vẻ đẹp cổ điển, tao nhã và thi vị.

gom-su-dap-noi-hoa-tiet

Xem thêm: Vì sao nên chọn gốm sứ Lạc Hồng?

Họa tiết đắp nổi mang hình ảnh, biểu tượng có giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc. Những hình ảnh như rồng, hoa sen, hoa đào, cá chép,... thể hiện truyền thống văn hóa của người Việt. Thể hiện sự tôn trọng vẻ đẹp và sự tỉ mỉ trong công việc của người làm gốm.

gốm sứ đắp nổi họa tiết