Kỹ Thuật Làm Gốm Sứ Truyền Thống - Hành Trình Bảo Tồn Nghề Gốm
-
Người viết: Xuân MKT
/
Kỹ thuật làm gốm sứ truyền thống được cần được kế thừa và phát huy. Để làm được vậy, chúng ta cần ủng hộ dùng hàng Việt. Nghề làm gốm sứ là một trong những nghề thủ công truyền thống lâu đời của Việt Nam. Từ thời xa xưa, người Việt đã biết tận dụng nguồn đất sét phong phú để tạo ra những vật dụng bằng gốm đơn giản để phục vụ cuộc sống hàng ngày. Giúp cuộc sống ngày càng phát triển hơn, tiện nghi hơn. Ngày nay những sản phẩm đồ gốm từ thời xưa hiện còn được lưu giữ tại các bảo tàng.
Kỹ Thuật Làm Gốm Sứ Truyền Thống Việt Nam
Trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, kế thừa và tiếp nối, làng nghề gốm sứ truyền thống của nước ta đã phát triển không ngừng. Đặc biệt phát triển vô cùng mạnh mẽ dưới thời nhà Lý, nhà Trần, và nhà Lê. Trong giai đoạn này, gốm sứ Việt Nam không chỉ phát triển mạnh trong nước. Hầu như nhà nào cũng sử dụng trong lớp. từ tầng lớp vua chúa, quý tộc đến các tầng lớp bình dân. Sản phẩm gốm sứ của Việt Nam nói chung và sản phẩm gốm sứ Bát Tràng nói riêng luôn mang đậm nét văn hóa, bản sắc của người dân Việt nam. Nhìn vào từng họa tiết và hoa văn trên từng món đồ gốm, ta có thể thấy được đời sống tinh thần, thấy được lịch sử, thấy được mong muốn và khát khao mà người Việt Nam mong muốn cuộc sống của mình và của các thế hệ mai sau sẽ có được.
Các làng nghề gốm sứ nổi tiếng như Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng đã trở thành những trung tâm sản xuất gốm sứ lớn. Các sản phẩm gốm sứ được sản xuất ra không chỉ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.
Gốm sứ truyền thống không chỉ là sản phẩm thủ công mỹ nghệ mà còn chứa đựng tinh hoa văn hóa dân tộc, phản ánh đời sống, tín ngưỡng, và nghệ thuật của người Việt qua từng thời kỳ lịch sử.
Quy trình làm gốm sứ truyền thống
Kỹ thuật làm gốm sứ truyền thống là một nghệ thuật đòi hỏi sự khéo léo, kiên nhẫn, và kỹ năng, tay nghề cao. Để cho ra các sản phẩm gốm sứ chất lượng, tỉ mỉ, bền bỉ, đạt chuẩn, người thợ gốm cần phải thực hiện rất nhiều công đoạn trình này bao gồm nhiều công đoạn phức tạp. Theo Cục di sản Văn hóa, quy trình sản xuất gốm tại làng Bát Tràng trải qua các bước, gồm:
1. Chuẩn bị đất
- Lựa chọn đất: Đất sét phải là loại đất mịn, dẻo và không lẫn tạp chất. Những vùng đất giàu trầm tích như Bát Tràng hay Chu Đậu là nơi lý tưởng để lấy đất làm gốm.
- Xử lý đất: Đất sét sau khi lấy về được nhào nặn, ngâm nước, và lọc qua nhiều lần để loại bỏ tạp chất, đảm bảo độ mịn và dẻo. Tùy vào đặc tính của mỗi loại đất mà thời gian và kỹ thuật xử lý, pha chế sẽ khác nhau. Đầu tiên là loại bỏ bớt tạp chất, ngâm đất cho chín, đảo kỹ, vun thành đống, dẫm đất cho nát, rồi ấp lại thành quả đất và cuối cùng là thái quả đất nhiều lần bằng công cụ kéo cắt đất chuyên dụng (gọi là củi nể) cho cối đất thật mịn dẻo là được. Sau khi đất được làm sạch, tùy theo yêu cầu của từng loại gốm mà người ta có thể pha chế thêm cao lanh ít nhiều hoặc loại bớt cát, thêm cát trong đất sét.
2. Tạo hình
- Nặn gốm: Nghệ nhân sử dụng bàn xoay để tạo hình sản phẩm. Đây là bước quan trọng đòi hỏi sự khéo léo và sáng tạo. Các hình dáng như bình hoa, chén, đĩa được tạo ra bằng tay hoặc khuôn mẫu. Ngày nay, ngoài kỹ thuật vuốt, be chạch bằng tay, thợ gốm Bát Tràng còn sử dụng một số cách tạo hình như: đắp nặn, đúc khuôn hay khuôn in. Ngoài ra, người ta còn dùng phương pháp đổ rót, tức là đổ hồ thừa hay hồ đầy để tạo dáng sản phẩm.
- Phơi khô: Sản phẩm sau khi tạo hình được phơi khô tự nhiên để tránh nứt vỡ khi nung. Cốt gốm được phơi sấy bằng cách hong trên giá trong nhà thoáng gió hay dùng lò sấy.
3. Kỹ thuật làm gốm sứ truyền thống - Tạo hoa văn trang trí
Vào thế kỷ XIV - XV, kỹ thuật trang trí chỉ dừng lại ở khắc chìm, tô men nâu theo kỹ thuật gốm hoa nâu thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XVI - XVIII, kỹ thuật trang trí chạm đắp nổi kết hợp với vẽ lam hình rồng, phượng xen kẽ mây cụm, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thủy,... Thợ gốm dùng bút lông vẽ trực tiếp lên sản phẩm cùng nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu... để khi nung men chảy tỏa xuống tạo lên những đường nét màu sắc tự nhiên, hài hòa.
Hiện nay, ngoài kỹ thuật trang trí truyền thống, ở Bát Tràng còn xuất hiện kỹ thuật hấp hoa, trang trí hình in sẵn trên giấy, dễ làm, nhanh nhưng không có tính sáng tạo và nghệ thuật.
Xem thêm:
Cơ Sở Sản Xuất Gốm Sứ Uy Tín, Chất Lượng Tại Quận 1, TPHCM
Tổng hợp top 10 địa chỉ cung cấp gốm sứ uy tín HCM
4. Tráng men
- Chọn men: Lớp men được làm từ nguyên liệu tự nhiên như tro, đá vôi, hoặc khoáng chất. Mỗi loại men mang đến màu sắc và độ bóng khác nhau.
- Tráng men: Kỹ thuật tráng men gốm ở Bát Tràng có nhiều hình thức. Thông dụng nhất là hình thức tráng men ngoài sản phẩm, gọi là kìm men. Khó hơn cả là các hình thức quay men và đúc men. Quay men là tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc. Còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm.
5. Nung gốm
Sản phẩm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung. Việc chồng lò, sắp xếp sản phẩm trong lò phụ thuộc vào loại sản phẩm, hình dáng, kích thước của bao nung, loại lò dùng để nung để vừa sử dụng triệt để không gian trong lò, vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà lại đạt hiệu nhiệt cao. Đốt lò là khâu quan trọng nhất, quyết định thành công hay thất bại của một lò gốm.
- Nhiệt độ nung: Sản phẩm được nung trong lò ở nhiệt độ từ 1.000 đến 1.300 độ C. Đây là giai đoạn quyết định đến độ bền, màu sắc và chất lượng của sản phẩm.
- Kiểm tra: Sau khi nung, các sản phẩm được kiểm tra cẩn thận để loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
Vai trò của kỹ thuật làm gốm sứ truyền thống trong việc bảo tồn giá trị văn hóa
Kỹ thuật làm gốm sứ truyền thống không chỉ tạo ra những sản phẩm độc đáo mà còn là cầu nối giúp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Việt Nam.
- Gìn giữ bản sắc dân tộc: Mỗi sản phẩm gốm là một câu chuyện văn hóa, phản ánh tín ngưỡng, phong tục và nghệ thuật của từng vùng miền.
- Truyền thừa thế hệ: Nghề gốm sứ truyền thống là cầu nối giữa các thế hệ, giúp các giá trị văn hóa không bị mai một theo thời gian.
- Thúc đẩy du lịch và kinh tế: Những làng nghề gốm như Bát Tràng, Chu Đậu đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Trong bối cảnh hiện đại hóa, việc bảo tồn và phát triển kỹ thuật làm gốm sứ truyền thống không chỉ là trách nhiệm mà còn là niềm tự hào của người Việt. Các sản phẩm gốm sứ không chỉ là đồ vật sử dụng mà còn là biểu tượng văn hóa và nghệ thuật đặc sắc, trường tồn với thời gian.
Không Gian Gốm Bát Tràng - Bảo Tồn Kỹ Thuật Làm Gốm Sứ Truyền Thống
Kỹ thuật làm gốm sứ truyền thống là di sản quý báu của dân tộc Việt Nam. Việc giữ gìn và phát triển nghề gốm không chỉ giúp bảo tồn bản sắc văn hóa mà còn góp phần đưa nghệ thuật gốm sứ Việt Nam vươn xa trên bản đồ thế giới. Chính vì hiểu được tầm quan trọng của việc bảo tồn nghề gốm sứ truyền thống này, Không Gian Gốm đã luôn không ngừng tạo điều kiện để sản phẩm gốm sứ Bát Tràng đến gần hơn với người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng quốc tế. ãy cùng trân trọng và lan tỏa giá trị của những sản phẩm gốm sứ truyền thống, để nghề gốm mãi là niềm tự hào của đất nước.