Kỹ Thuật Tráng Men Gốm Sứ - Nét Đẹp Hoàn Hảo Từ Sự Tỉ Mỉ

Kỹ Thuật Tráng Men Gốm Sứ - Nét Đẹp Hoàn Hảo Từ Sự Tỉ Mỉ

Kỹ thuật tráng men gốm sứ là kỹ thuật quan trọng trong quy trình sản xuất gốm sứ, đóng vai trò quyết định đến vẻ đẹp và chất lượng của sản phẩm. Tráng men là phủ một lớp men lên bề mặt gốm sứ để bảo vệ và làm đẹp sản phẩm. Lớp men bên ngoài không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp bảo vệ bên trong khỏi những tác động từ môi trường, như nước hoặc hoá chất, các vết xước khi va chạm,...

Men là hỗn hợp của các nguyên tố như silic, nhôm, kali, và nhiều nguyên tố khác. Khi được nung ở nhiệt độ cao, men sẽ tạo ra lớp phủ bóng mượt, màu sắc đa dạng trên bề mặt gốm. Tráng men là công đoạn gần cuối trong quy trình làm gốm. Và cũng là một bước vô cùng quan trọng trong công đoạn hoàn thiện sản phẩm. Một sản phẩm hoàn thiện có đẹp hay không, có sang trọng và nổi bật hay không thì màu men là một trong những yếu tố quyết định.

kỹ thuật tráng men gốm sứ

Lợi ích của tráng men

Tăng tính thẩm mỹ: Lớp men tạo bề mặt trơn bóng, láng mịn cho sản phẩm. Giúp sản phẩm thêm đặc biệt, độc đáo. Các sản phẩm gốm sứ với lớp men hỏa biến càng tăng thêm tính độc bản bởi màu men được tạo ra ngẫu hứng nhờ vào sức nóng của ngọn lửa.

Tăng độ bền: Lớp men giúp sản phẩm tránh được các vết xước trong quá trình sử dụng và lau chùi. Men gốm cũng giúp sản phẩm chống thấm nước. Chống bám màu. Giúp sản phẩm thêm cứng chắc. Cho sản phẩm gốm sứ luôn bền bỉ với thời gian.

Dễ vệ sinh: Các sản phẩm gốm sứ có tráng men giúp người sử dụng thoải mái vệ sinh mà không cần phải trải qua các bước lau chùi, cọ rửa phức tạp. Lớp men bóng giúp ít bám bụi, bám bẩn, các ấm trà chén trà cũng hạn chế đóng cặn trà. Giúp công đoạn vệ sinh thêm dễ dàng, đơn giản.

Các Loại Men Phổ Biến

Gốm Bát Tràng có 5 dòng men đặc trưng được thể hiện qua mỗi thời kỳ khác nhau để tạo nên những sản phẩm đặc trưng khác nhau:

  • Men lam xuất hiện vào thời kỳ đầu trong lịch sử hình thành gốm Bát Tràng với những đồ gốm có sắc xanh chì đến đen sẫm

kỹ thuật tráng men gốm sứ

  • Men nâu được vẽ theo kỹ thuật men lam
  • Men trắng ngà sử dụng trên nhiều loại hình đồ gốm từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Men trắng ngà có lớp men mỏng, bóng, thích hợp tráng lên các vật phẩm gốm sứ đắp nổi tỉ mỉ. 
  • Men xanh rêu được dùng kết hợp với men trắng ngà và men nâu tạo ra một dòng gốm Bát Tràng với lớp men rất riêng.
  • Men rạn chỉ xuất hiện tại Bát Tràng từ cuối thế kỷ 16 và phát triển liên tục qua các thế kỷ 17–19.

kỹ thuật tráng men gốm sứ

Kỹ thuật tráng men gốm sứ

Theo Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch - Cục di sản Văn hóa: “Men gốm do người thợ chế biến và pha chế các nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn. Loại men mà người sử dụng phổ biến hơn cả là men tro. Loại men này chế từ tro trấu của làng Quế, làng Lường (Nam Hà), với đất sét trắng, vôi sống để tả. Từ men tro, người thợ Bát Tràng kết hợp với các nguyên liệu khác nhau chế ra 5 dòng men khác nhau và đặc trưng của gốm gồm: men nâu (men sô-cô-la), men lam, men rạn, men ngọc, men trắng (ngà). Các loại men truyền thống ấy đã tạo nên nhiều sắc độ tuyệt đẹp trên sản phẩm gốm lừng danh của người Bát Tràng. Men gốm có thể phối men theo hai cách: chế khô hoặc ướt. Thợ gốm ở Bát Tràng xưa nay quen dùng men ướt. Người ta cho hợp chất men đã nghiền mịn vào nước, khuấy tan rồi đợi đến khi hợp chất lắng xuống thì bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng dưới đáy, chỉ lấy phần dị lơ lửng ở giữa. Dị chính là lớp men bóng phủ ngoài cốt gốm. Trong quá trình tạo men, để men dễ chảy hơn khi nung, người thợ gốm Bát Tràng thường nghiền bột tro mịn hơn nhiều so với bột đất và đúc kết lại thành câu châm ngôn truyền lại cho các thế hệ sau “nhỏ tro to đàn”.

Sản phẩm mộc hoàn chỉnh, người thợ gốm dùng sản phẩm mộc đã được phơi khô trực tiếp nhúng men rồi mang đi nung. Riêng đối với những loại xương gốm có màu, trước khi tráng men, thợ gốm còn phải dùng dung dịch đất sét màu trắng láng gọi là lớp lót. Sau khi lớp lót khô, tùy theo yêu cầu và đặc trưng của từng dòng sản phẩm mà người thợ có hình thức tráng men lên sản phẩm cho phù hợp. Kỹ thuật tráng men gốm ở Bát Tràng có nhiều hình thức. Thông dụng nhất là hình thức tráng men ngoài sản phẩm, gọi là kìm men. Khó hơn cả là các hình thức quay men và đúc men. Quay men là tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc. Còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm. Đó là những thủ pháp tráng men của thợ gốm Bát Tràng, vừa là kỹ thuật, vừa là nghệ thuật, được bảo tồn qua nhiều thế hệ, thậm chí đã từng là những bí truyền trong nghề nghiệp tại đây. Sản phẩm tráng men sau khi khô trước khi đưa vào lò nung sẽ tiến hành tu chỉnh, gọi là sửa hàng men: thêm hay cạo bỏ men thừa”.

Kỹ thuật tráng men gốm sứ là kỹ thuật có thể nói là gia truyền và bí truyền để cho ra sản phẩm gốm sứ mang nét đặc trưng của thương hiệu gốm sứ. Đối với các sản phẩm gốm sứ có kích thước to như chum, lu, thác nước phong thủy, lộc bình,... thường thì các nghệ nhân sẽ dùng phương pháp phun men.

kỹ thuật tráng men gốm sứ

Các món đồ gốm sứ có kích thước vừa phải thì sẽ nhúng trực tiếp vào thùng chứa nước men. Các món đồ gốm sứ sau khi được nhúng men hoặc phun men thì sẽ được để nơi thoáng mát cho hanh ráo. Kế đến người thợ gốm sẽ kiểm tra xem men đã đều và mịn hay chưa. Nếu chưa thì sẽ dùng cọ hoặc bông mềm dặm lại cho đều rồi tiến hành nung gốm.

kỹ thuật tráng men gốm sứ

Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng với lớp men gốm đặc biệt tại Xưởng gốm sứ Lạc Hồng

Tại xưởng gốm sứ Lạc Hồng, các sản phẩm gốm sứ luôn đạt độ hoàn thiện tốt nhất có thể. Để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm gốm sứ chất lượng. Mong muốn đưa gốm sứ Bát Tràng đi thật xa trên bản đồ thế giới.

kỹ thuật tráng men gốm sứ

kỹ thuật tráng men gốm sứ

kỹ thuật tráng men gốm sứ

kỹ thuật tráng men gốm sứ

Xem thêm:

Gốm sứ Bát Tràng - Nghệ thuật đến từ sự kỳ công (Kỳ 3 - Điểm tô nên gốm Việt)

Gốm sứ đắp nổi họa tiết