Sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam

Sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam

Sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam không chỉ đơn thuần là những vật dụng hàng ngày mà còn mang trong mình giá trị nghệ thuật, tinh thần truyền thống và bản sắc dân tộc. Nhắc đến gốm sứ Việt nam, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến gốm sứ Bát Tràng. Những sản phẩm gốm sứ từ làng nghề gốm sứ Bát Tràng luôn được đánh giá cao về chất lượng và sự tinh xảo. Bài viết này sẽ cùng bạn khám phá quy trình làm gốm thủ công, những thách thức mà làng nghề phải đối mặt, và sự khác biệt giữa gốm sứ thủ công và công nghiệp.

sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam

Quy trình làm sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam

Để tạo ra một sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam, người nghệ nhân phải trải qua một quy trình nghiêm ngặt và đầy công phu, bao gồm nhiều giai đoạn:

1. Tìm kiếm và chọn lọc nguyên liệu

Nguyên liệu chính để làm gốm sứ là đất sét, thường được lấy từ những vùng đất đặc biệt như Đông Triều (Quảng Ninh) hay Trúc Thôn (Hải Dương), Bát Tràng hay Chu Đậu. Đất phải được chọn lọc kỹ càng. Sau khi mang đất về sẽ phải loại bỏ tạp chất để đảm bảo độ dẻo và khả năng chịu nhiệt cao. Đây là bước đầu tiên, cũng là yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm.

2. Nhào nặn và tạo hình

Sau khi đất được chuẩn bị, người thợ sẽ tiến hành nhào nặn để tạo độ mịn. Tiếp đến, với đôi tay khéo léo và tay nghề được mài giũa truyền thừa từ nhiều đời, họ bắt đầu tạo hình cho sản phẩm. Dù là những vật dụng đơn giản hằng ngày như chiếc bát, cái ly, ấm trà, bình hoa hay những vật phẩm gốm sứ cao cấp như lục bình (lộc bình), gốm sứ đồ thờ, gốm sứ phong thủy,..., thì từng sản phẩm, mỗi đường nét họa tiết trên sản phẩm đều được thực hiện một cách tỉ mỉ, tinh tế.

3. Phơi khô và trang trí

Vào thế kỷ XIV - XV, kỹ thuật trang trí chỉ dừng lại ở khắc chìm, tô men nâu theo kỹ thuật gốm hoa nâu thời Lý - Trần. Đến thế kỷ XVI - XVIII, kỹ thuật trang trí chạm đắp nổi kết hợp với vẽ lam hình rồng, phượng xen kẽ mây cụm, ngựa có cánh, hoạt cảnh người, cánh sen đứng, hoa dây, lá đề, phong cảnh sơn thủy,... Thợ gốm dùng bút lông vẽ trực tiếp lên sản phẩm cùng nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu... để khi nung men chảy tỏa xuống tạo lên những đường nét màu sắc tự nhiên, hài hòa.

sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam

Hiện nay, ngoài kỹ thuật trang trí truyền thống, ở Bát Tràng còn xuất hiện kỹ thuật hấp hoa, trang trí hình in sẵn trên giấy, dễ làm, nhanh nhưng không có tính sáng tạo và nghệ thuật.

4. Tráng men

 Lớp men được làm từ nguyên liệu tự nhiên như tro, đá vôi, hoặc khoáng chất. Mỗi loại men mang đến màu sắc và độ bóng khác nhau. Kỹ thuật tráng men gốm ở Bát Tràng có nhiều hình thức. Thông dụng nhất là hình thức tráng men ngoài sản phẩm, gọi là kìm men. Khó hơn cả là các hình thức quay men và đúc men. Quay men là tráng men bên trong và bên ngoài sản phẩm cùng một lúc. Còn đúc men thì chỉ tráng men trong lòng sản phẩm.

5. Nung gốm

Sản phẩm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung. Việc chồng lò, sắp xếp sản phẩm trong lò phụ thuộc vào loại sản phẩm, hình dáng, kích thước của bao nung, loại lò dùng để nung để vừa sử dụng triệt để không gian trong lò, vừa tiết kiệm được nhiên liệu mà lại đạt hiệu nhiệt cao. Đốt lò là khâu quan trọng nhất, quyết định thành công hay thất bại của một lò gốm.

Sản phẩm được nung trong lò ở nhiệt độ từ 1.000 đến 1.300 độ C. Đây là giai đoạn quyết định đến độ bền, màu sắc và chất lượng của sản phẩm. Sau khi nung, các sản phẩm được kiểm tra cẩn thận để loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.

Những thách thức trong việc gìn giữ làng nghề gốm sứ tại Việt Nam

Làm gốm sứ thủ công không chỉ đòi hỏi kỹ năng mà còn cần sự kiên trì và tình yêu nghề mãnh liệt. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển nghề truyền thống này, làng nghề Bát Tràng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chẳng hạn như sự phát triển của các sản phẩm gốm sứ công nghiệp với giá thành rẻ, sản xuất nhanh đã gây áp lực lớn cho gốm thủ công. Các sản phẩm công nghiệp thiếu đi giá trị nghệ thuật và hồn cốt của làng nghề, nhưng lại dễ dàng chiếm lĩnh thị trường nhờ chi phí thấp. Ngoài ra thì hiện nay, làng nghề truyền thống đang đối diện với nguy cơ thiếu nhân lực bởi vì công việc làm gốm đòi hỏi thời gian dài để học hỏi, nhưng lại không mang lại thu nhập cao trong ngắn hạn, khiến nhiều buộc phải lựa chọn các ngành nghề khác để đảm bảo cuộc sống.
Làm gốm sứ thủ công không chỉ là một công việc mà còn là nghệ thuật. Người thợ gốm cần có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ và sáng tạo. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, không thể sản xuất hàng loạt như gốm công nghiệp. Đặc biệt, lòng yêu nghề và tinh thần gìn giữ truyền thống là điều không thể thiếu, đặc biệt trong bối cảnh làng nghề đối diện nhiều thách thức như hiện nay.

sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam

Nghệ nhân Tô Thanh Sơn bên sản phẩm gốm sứ của ông - Nguồn: Báo điện tử An ninh Thủ đô

Dù sản phẩm gốm công nghiệp có lợi thế về giá cả và sản lượng, gốm sứ thủ công vẫn giữ một vị trí đặc biệt nhờ giá trị nghệ thuật và sự độc đáo trong từng sản phẩm.

Sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam

Sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam, đặc biệt là từ làng nghề Bát Tràng, là sự kết tinh của văn hóa, nghệ thuật và tinh thần lao động miệt mài. Dù phải đối mặt với nhiều thách thức, những người nghệ nhân vẫn không ngừng sáng tạo, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống. Trong một thế giới ngày càng hiện đại, gốm sứ thủ công chính là minh chứng cho sức sống bền bỉ và vẻ đẹp trường tồn của văn hóa Việt Nam.

Hãy trân trọng và lựa chọn những sản phẩm gốm sứ cao cấp, bởi chúng không chỉ là vật phẩm hữu ích mà còn là biểu tượng của nghệ thuật và tâm hồn dân tộc.

sản phẩm gốm sứ cao cấp tại Việt Nam

Xem thêm: 

Bộ Trà Gốm Sứ Cao Cấp Tại Bà Rịa - Vũng Tàu